10 thị trường điện gió có nhu cầu đào tạo nhân lực lớn nhất

10 thị trường điện gió có nhu cầu đào tạo nhân lực lớn nhất

23:14 - 09/08/2021

Việt Nam là 1 trong 10 thị trường có nhu cầu đào tạo nhân lực lớn nhất cho ngành công nghiệp điện gió 5 năm tới. Các quốc gia còn lại bao gồm: Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mexico, Maroc, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Mỹ.

NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ TÀI TÂM & HOÀNG HẢI DU LỊCH KHÁM PHÁ LĂNG CÔ
DẤU ẤN “CHUNG KHÁT VỌNG, CÙNG THỊNH VƯỢNG” TẠI SỰ KIỆN DU LỊCH HÈ 2024 - KHÁM PHÁ HẠ LONG CỦA TẬP ĐOÀN TÀI TÂM
TẬP ĐOÀN TÀI TÂM CHÍNH THỨC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING
LỄ KỶ NIỆM 28 NĂM THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN TÀI TÂM, SINH NHẬT TGĐ ĐỖ LÊ QUÂN & CÁC CBNV CÓ SINH NHẬT TRONG THÁNG 4
CÔNG TY TNHH MTV ĐT NĂNG LƯỢNG TÀI TÂM QUẢNG TRỊ VINH DỰ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN TỪ CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

Thông tin được đưa ra tại báo cáo Nhận định lực lượng lao động điện gió toàn cầu 2021-2025, do Hội đồng Điện gió Toàn cầu (GWEC) và Tổ chức Điện gió Toàn cầu (GWO) vừa công bố hôm nay, ngày 1/6.

Theo GWEC, 10 thị trường này chiếm đến hơn 70% nhu cầu đào tạo nhân lực. Ngoài một số quốc gia là thị trường điện gió trên đất liền lớn nhất trên toàn cầu, đây cũng là những thị trường điện gió đất liền và ngoài khơi có mức tăng trưởng cao, thị trường điện gió mới nổi trong thời gian qua.

Dự báo công suất gió bổ sung 490 GW đến năm 2025 có thể tạo ra hơn 3,3 triệu việc làm trực tiếp trong ngành công nghiệp này. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống nhà máy điện gió đang ngày một phát triển, dự kiến, trong vòng 5 năm tới, ngành công nghiệp điện gió toàn cầu sẽ cần đào tạo thêm 480.000 người theo tiêu chuẩn của GWO - tiêu chuẩn toàn cầu trong lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động ngành điện gió. Cụ thể, các dự án điện gió trên đất liền cần tới 308.000 người để triển khai công tác xây dựng và bảo trì; trong khi các dự án điện gió và ngoài khơi cần khoảng 172.000 người.

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của GWEC Market Intelligence, các quốc gia hàng đầu thế giới về năng lượng gió đang tạo ra hàng trăm nghìn việc làm. Đến năm 2020, có khoảng 550.000 công nhân năng lượng gió ở Trung Quốc, 260.00 ở Brazil, 115.000 ở Mỹ và 63.000 ở Ấn Độ. Việc Chính phủ các quốc gia thúc đẩy hành động phục hồi kinh tế theo hướng bảo vệ môi trường có thể giúp đẩy nhanh việc triển khai các dự án điện gió hơn nữa.

Theo tính toán, đến năm 2050, điện gió có thể giảm thiểu 6,3 gigatonnes phát thải CO2 hàng năm và tiết kiệm chi phí rất lớn trong chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và khả năng phục hồi cho hệ thống kinh tế - xã hội trên toàn cầu.

Dù vậy, GWEC nhận định, vẫn còn thiếu khá nhiều lao động so với yêu cầu lắp đặt, vận hành các dự án điện gió với công suất 490 GW trong vòng 5 năm tới. Theo ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành GWEC: Ngành công nghiệp điện gió cần phải mở rộng quy mô với tốc độ chưa từng có trong thập kỷ tới để đưa thế giới đạt được mục tiêu không phát thải (Net Zero). Mục tiêu này có thể cao gấp 3 - 4 lần dự báo thị trường hiện tại, đồng nghĩa với yêu cầu đào tạo lực lượng lao động sẽ cao hơn nhiều so với con số báo cáo của GWEC đưa ra.

Việc chuẩn bị lực lượng lao động cần phải tiến hành ngay từ bây giờ. Hàng trăm nghìn công nhân trên khắp thế giới có thể trở thành động lực của một trong những ngành phát triển nhanh nhất, nhưng họ cũng cần được đào tạo theo các tiêu chuẩn toàn cầu cao nhất để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn.

Đồng quan điểm, ông Jakob Lau Holst, Giám đốc điều hành GWO cho biết, việc giữ an toàn cho công nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành hết sức quan trọng. Họ làm việc trên các tua-bin cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế và bảo vệ Trái đất bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Ed Maxwell, Giám đốc của Nhóm Tham vấn Năng lượng tái tạo cho biết, đối với các thị trường điện gió vốn đã lớn như Mỹ và Trung Quốc, việc mở rộng đào tạo có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm mới và tăng năng suất lao động nhờ có tiêu chuẩn GWO. Các nền kinh tế mới nổi sẽ cần phát triển mạng lưới đào tạo kỹ thuật và an toàn ngay từ đầu, đảm bảo sự thống nhất với các hệ thống an toàn toàn cầu nhằm củng cố tính sự phát triển bền vững lâu dài của ngành.

Nhìn chung, hệ thống đào tạo và giáo dục công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới cũng như trong các tổ chức cần tận dụng những tiềm năng chưa được khai thác để bổ sung năng lực đào tạo cần thiết nhằm phát triển các chương trình theo tiêu chuẩn GWO ngay bây giờ để đáp ứng nhu cầu này trong tương lai. Đặc biệt, bên cạnh chuyển đổi năng lượng, ngành công nghiệp điện gió có thể tiếp nhận lực lượng lao động là các công nhân dầu khí ngoài khơi và kỹ thuật hàng hải…